Thứ Hai, 21 tháng 11, 2016

Tác dụng phụ thường gặp của thuốc phá thai

Phá thai bằng thuốc được xem là phương pháp phá thai có nhiều ưu điểm như đơn giản, thuận tiện, hiệu quả cao được nhiều người mang thai ngoài ý muốn áp dụng. Nhiều người khi chuẩn bị phá thai bằng thuốc khá lo lắng về tác dụng phụ của thuốc tránh thai. Bài viết sau chúng tôi xin chia sẻ về tác dụng phụ của thuốc phá thai thường gặp.
tác dụng phụ thường gặp của thuốc tránh thai
Thuốc phá thai có độ nguy hiểm nhất định

Hiểu đúng về phá thai bằng thuốc.

Phá thai bằng thuốc là phương pháp phá thai nội khoa đình chỉ sự phát triển của thai nghén bằng cách sử dụng thuốc gây sảy thai dưới sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa phụ sản.

Phá thai bằng thuốc chỉ áp dụng cho các trường hợp thai nhi dưới 7 tuần tuổi, thai nhi nằm trong tử cung. Thuốc phá thai chống chỉ định với thai phụ có các bệnh lý về tim mạch, thận, huyết áp cao, tiểu đường, thiếu máu nặng, u xơ tử cung…

Phá thai bằng thuốc chỉ an toàn khi được tiến hành tại các bệnh viện và phòng khám uy tín được cấp phép phá thai với sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ theo một quy trình chặt chẽ.

Xem thêm:

Thuốc phá thai an toàn bao nhiêu tiền

Phá thai bằng thuốc có an toàn không

Một số tác dụng phụ của thuốc phá thai thường gặp.

Bất cứ phương pháp phá thai nào cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ. Các hiện tượng bình thường sau khi phá thai là hơi đau bụng, ra máu âm đạo, ra máu cục khi thai được đẩy ra ngoài.

Các hiện tượng này sẽ hết trong 2 – 3 tuần sau khi phá thai.

Với một số trường hợp tự ý phá thai tại nhà hay phá thai tại phòng khám kém chất lượng có thể xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn như sau:

  • Thai chết lưu: Là hiện tượng thai đã ngừng phát triển nhưng vẫn nằm lại trong tử cung chưa được đẩy ra ngoài. Nếu không được xử lý kịp thời thai chết lưu có thể gây viêm nhiễm, nhiễm trùng nguy hiểm buồng tử cung, cổ tử cung, âm đạo và các cơ quan lân cận khác.
  • Sót thai, sót nhau thai: Một phần thai nhi, nhau thai chưa được đẩy ra hết vẫn còn nằm trong tử cung gây đau bụng dữ dội, máu và dịch âm đạo có màu và mùi bất thường, sốt, cơ thể mệt mỏi. Tình trạng này các bác sĩ phải tiến hành nạo hút thai để đưa thai và nhau thai còn sót ra ngoài.
  • Phá thai thất bại: Sau khi uống thuốc phá thai không thấy hiện tượng ra máu, thai vẫn phát triển trong bụng mẹ nhưng thường bị dị dạng, khuyết tật. Không thể giữ lại thai này mà phải áp dụng phương pháp phá thai khác để lấy thai ra.
  • Thuốc phá thai có thể gây dị ứng thuốc như nổi mề đay, mẩn ngứa…
  • Rong huyết: Sau khi phá thai xuất hiện tình trạng ra máu âm đạo với lượng máu nhiều, kéo dài trên 2 tuần, ra máu ồ ạt kèm theo đau bụng thì thai phụ nên để bác sĩ có phương pháp xử lý kịp thời.
  • Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này của thai phụ: Việc tự ý phá thai tại nhà gây ra các biến chứng viêm nhiễm dẫn đến các bệnh phụ khoa có thể gây vô sinh, hiếm muộn.


Để tránh các tác dụng phụ không mong muốn của thuốc phá thai tốt nhất bạn nên sáng suốt lựa chọn cho mình phòng khám uy tín để thực hiện phá thai bằng thuốc.

Không nên tự ý uống thuốc phá thai tại nhà vì dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của chị em.

Nguồn: Uống thuốc phá thai có ảnh hưởng gì không?

0 nhận xét:

Đăng nhận xét